Gia công in ấn tem bảo hành

Công Ty Hiệp Phước chuyên nhận thiết kế và in ấn các loại:

+ Tem nhãn Nước Giải Khát: Nhãn PP - Nhãn PE - Nhãn PVC - Nhãn bia...+ Tem nhãn Dược Phẩm : Nhãn chai lọ thuốc - Tem nhãn hộp thuốc - Nhãn thông tin sản phẩm...
+ Tem nhãn Thực Phẩm: Nhãn thực phẩm đóng hộp - Nhãn gia vị - Nhãn thực phẩm đông lạnh...
+ Tem nhãn Hóa Mỹ Phẩm: Nhãn nước hoa - Nhãn dầu gội - Nhãn sữa tắm - Nhãn mỹ phẩm - Nhãn chất tẩy rữa - Nhãn bột giặt - Nhãn thuốc trừ sâu...
+ Tem nhãn Rượu cao cấp
+ Tem nhãn Vận Chuyển: Nhãn kiểm kê hàng hóa - Nhãn hàng hóa trên máy bay
+ Tem nhãn Đặc Biệt: Nhãn bảo vệ 2 lớp - Nhãn bảo hành - Nhãn chống giả mạo - Nhãn chống tĩnh điện - Nhãn đa chiều - Nhãn dùng bền lâu - Nhãn hiệu quần áo...
+ Tem nhãn Mã Vạch: Nhãn thẻ thông tin - Nhãn cảm nhiệt trực tiếp - Nhãn in mã vạch...
+ Tem nhãn Giấy Cuộn: Nhãn giấy cuộn in thông tin - Tem nhãn giấy cuộn in bill - Tem nhãn giấy cuộn in ATM - Tem nhãn giấy in đục lổ - Tem nhãn giấy in decal - Tem nhãn giấy in màu - Tem nhãn giấy in liên tục...

Khi quý khách in tem bảo hành quý khách nên lưu ý:
 - Hiện tại trên thị trường có hai loại nguyên liệu dùng để làm tem bảo hành đó là decan vỡ dòn và decan vỡ dẻo
 - Tem bảo hành được in trên decan loại dòn được sản xuất bằng nguyên liệu đặc biệt, giống như giấy nhưng rất dễ vỡ ( dòn ) khi đã dán vào sản phẩm. Vì là loại giấy nên có thể dùng để đánh dấu Ngày Tháng bảo hành sản phẩm, thường là sản phẩm thuộc lĩnh vực thiết bị điện tử , nhằm tránh bị đánh tráo, đổi chác từ những sản phẩm đã hết hạn bảo hành thành sản phẩm còn thời hạn in trên tem bảo hành gây thiệt hại cho người bán hàng.

 - In tem bảo hành, in tem vỡ, in tem nhãn màu sắc đẹp. Khi dán vào phải chờ 1 thời gian nhất định khoảng vài tiếng thì tem mới đạt độ bám dính tốt, để càng lâu thì tem bảo hành càng bám tốt. Đối với tem dòn thì khi mới in xong độ dòn của tem chưa được cao chỉ sau 1 thời gian ra ngoài không khí thì tem mới dòn và điều này làm cho tem khó bị bóc.

 - Tem bảo hành được in trên decan loại dẻo được sản xuất bằng nguyên liệu đặc biệt khi bóc tem tem ra để dán nó có độ dẻo nhất định làm cho dễ dán hơn. Khi đã dán vào sản phẩm khi bóc ra sẽ bị rách và vỡ ra.

 - Ngoài ra trên loại vật liệu trên ta có thể in tem bảo hành logo hay in tem vỡ chữ chỉ khi nào có chiếu ánh sáng vào thì mới thấy lấp lánh, óng ánh mầu sắc của bẩy sắc cầu vồng.

Gia công in ấn tem nhãn mác chi phí phù hợp

Công ty Hiệp Phước chính thức thành lập từ năm 2008 với nhiệm vụ trọng yếu là in gia công tem nhãn mác cao cấp cho các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn TP. HCM. Qua hơn 5 năm phát triển, Hiệp Phước là một trong những nhà cung cấp tem nhãn mác hàng đầu tại TP.HCM. Khách hàng của Hiệp Phước bao gồm các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia, những công ty có thương hiệu nổi tiếng đang hoạt động rất hiệu quả tại thị trường Việt Nam.
Hiệp Phước mong muốn sẽ luôn là người bạn đồng hành của các doanh nghiệp, cùng phát triển vững mạnh để hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới.

Giải pháp in ấn chất lượng, chi phí hiệu quả

Hiểu được tầm quan trọng của nhãn mác sản phẩm, nhãn mác càng hấp dẫn và ấn tượng với người tiêu dùng thì sản phẩm đó có nhiều cơ hội được người dùng lựa chọn hơn, cho nên công ty Hiệp Phước đầu tư thêm các trang thiết bị từ Nhật bản, Mỹ và Châu Âu. Để đạt được hiệu xuất in ấn tối đa, chất lượng đảm bảo. Giảm chi phí hao hụt, giảm giá thành sản phẩm và tăng năng lực cạnh tranh cho khách hàng.
Với đội ngũ chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, sáng tạo, năng động, được đào tạo chính quy. Có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực thiết kế, chúng tôi tự tin sẽ giúp các doanh nghiệp cụ thể hóa ý tưởng của mình để xây dựng các giải pháp thiết kế tối ưu.

Lĩnh vực kinh doanh:



- Gia công in ấn tem nhãn mác, giấy decal, giấy cuộn
+ Tem nhãn Nước Giải Khát: Nhãn PP - Nhãn PE - Nhãn PVC - Nhãn bia...
+ Tem nhãn Dược Phẩm : Nhãn chai lọ thuốc - Tem nhãn hộp thuốc - Nhãn thông tin sản phẩm...
+ Tem nhãn Thực Phẩm: Nhãn thực phẩm đóng hộp - Nhãn gia vị - Nhãn thực phẩm đông lạnh...
+ Tem nhãn Hóa Mỹ Phẩm: Nhãn nước hoa - Nhãn dầu gội - Nhãn sữa tắm - Nhãn mỹ phẩm - Nhãn chất tẩy rữa - Nhãn bột giặt - Nhãn thuốc trừ sâu...
+ Tem nhãn Rượu cao cấp
+ Tem nhãn Vận Chuyển: Nhãn kiểm kê hàng hóa - Nhãn hàng hóa trên máy bay
+ Tem nhãn Đặc Biệt: Nhãn bảo vệ 2 lớp - Nhãn bảo hành - Nhãn chống giả mạo - Nhãn chống tĩnh điện - Nhãn đa chiều - Nhãn dùng bền lâu - Nhãn hiệu quần áo...
+ Tem nhãn Mã Vạch: Nhãn thẻ thông tin - Nhãn cảm nhiệt trực tiếp - Nhãn in mã vạch...
+ Tem nhãn Giấy Cuộn: Nhãn giấy cuộn in thông tin - Tem nhãn giấy cuộn in bill - Tem nhãn giấy cuộn in ATM - Tem nhãn giấy in đục lổ - Tem nhãn giấy in decal - Tem nhãn giấy in màu - Tem nhãn giấy in liên tục...

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - SẢN XUẤT IN ẤN HIỆP PHƯỚC
- Địa chỉ: 904 Tạ Quang Bửu, P. 5, Q. 8, TP. HCM (Đối diện trường THPT Tạ Quang Bửu).
- Điện thoại: +84(8) 3981.3976 - 3982.3965 - 3982.396868 - 3982.396869
- Hotline : 0913901126 ( Mr. Sơn)
- Fax : +84(8)3982.3966
- Email : hongson.pham67@gmail.com
- Website : www.hiepphuoclabels.com.vn

Cám ơn bạn

In ấn tem nhãn, giấy cuộn decal

Với các doanh nghiệp sản xuất, xí nghiệp, nhà máy thì vấn đề tem nhãn sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng. Các loại tem nhãn, nhãn decan 1 mặt rất phổ dụng dùng để in trên các thùng hàng, bao bì sản phẩm. Mẫu mã tem nhãn đòi hỏi thiết kế đẹp, bắt mắt và chuyên nghiệp. Nó ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng.

Đến với chúng tôi, các sản phẩm tem, nhãn, decal của quý khách sẽ được hưởng với giá thành hợp lý. Đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, chất lượng bản in đẹp cùng tiến độ giao hàng nhanh chóng. Giúp sản phẩm của quý vị nổi bật giữa các chợ, trung tâm mua sắm hay siêu thị…


Địa chỉ: 904 Tạ Quang Bửu, P. 5, Q. 8, TP. HCM, Việt Nam (Đối diện trường THPT Tạ Quang Bửu).
Điện thoại: +84(8) 3981.3976 - 3982.3965 - 3982.396868 - 3982.396869 - Fax: (08) 3982.3966
Email: hongson.pham67@gmail.com

Chiếc xe đạp được tạo từ máy in 3 chiều (3D)

(TNO) Các nhà khoa học ở Brisol (Anh) vừa sản xuất thành công chiếc xe đạp đầu tiên trên thế giới bằng máy in 3 chiều (3D).
Theo Dailymail, chiếc xe đạp này có tên gọi là Airbike với thành phần cấu tạo đa số là ni-lông, nhưng có độ cứng như thép trong khi trọng lượng lại nhẹ hơn xe đạp thông thường đến 65%.
Để chế tạo chiếc xe đặc biệt này, các nhà khoa học đã thiết kế phần khung xe đạp trên máy tính. Hình ảnh thiết kế 3D sẽ được chuyển thành nhiều lớp 2D, trước khi được chuyển sang máy in.
Trước đó, nguyên liệu ở dạng bột ni-lông đã được để sẵn vào máy in. Khi những hình ảnh được truyền sang máy in, tia laser sẽ làm tan chảy bột vật liệu và tạo thành những lớp đầu tiên. Quá trình này sẽ liên tục lặp lại, cho đến khi các lớp kế tiếp chồng lên nhau để tạo thành khung xe đạp hoàn chỉnh.
Thử nghiệm vận hành trên chiếc xe đạp Airbike - Ảnh: Dailymail

Điều đặc biêt là các bộ phận như bánh răng, bàn đạp và bánh xe sẽ được in liền mạch không tách rời nhau.
Các nhà khoa học ở Brisol cho biết, tiềm năng của ứng dụng kỹ thuật này là rất lớn bởi nó có thể thay thế công nghệ sản xuất xe đạp hiện nay, nhờ vào chi phí rẻ, giảm thiểu chất thải khi sản xuất.
Ngoài ra, ứng dụng này còn có thể đưa vào sử dụng trong ngành công nghiệp hàng không, vũ trụ bởi nó có thể tạo ra những vật liệu bền chắc nhưng trọng lượng lại nhẹ.
Thành Luân

Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp in ấn

Nhân dịp dự Hội nghị giới thiệu sản phẩm mới của hãng Fuji Xerox vào ngày 29 tháng 3 năm nay, ông Frank Romano, viện sỹ, Giáo sư danh dự, Khoa Print Media của viện kỹ thuật Rochester, một nhân vật rất nổi tiếng đặc biệt trong lĩnh vực in kỹ thuật số đã có bài tham luận về xu hướng phát triển của lĩnh vực này trên thế giới nói chung và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói riêng.

Đây là lần thứ 2 ông đến Việt Nam, và lần này là một vài chia sẽ của ông về xu hướng tăng giảm thị phần trong các công nghệ in, cũng như sự tăng trưởng của in kỹ thuật số trong từng nhóm sản phẩm in.

Các nhóm sản phẩm in truyền thống như sách, báo, tạp chí, tờ rơi, catalogue.. đang từ từ chuyển dần sang in kỹ thuật số. Đây là phân khúc phát triển nhanh nhất hiện nay. Nó chiếm hẳn 15% thị trường in ấn. Nguyên do, các lượng ấn bản giảm đi rất nhiều và theo xu hướng hiện nay, nó sẽ còn giảm nữa.

Lượng báo in đang ngày càng giảm dần bởi sự phát triển như vũ bảo của công nghệ số. Hơn nữa, mọi người có xu hướng dùng các thiết bị hiện đại thay cho tờ báo hằng ngày. Báo chí cũng đã dần thay đổi, tờ báo không còn là tờ trắng đen nữa mà đã có thêm màu sắc thu hút ánh nhìn hơn.

Số lượng Catalogue giảm dần do việc quảng cáo chuyển sang quảng cáo online. Tuy nhiên, catalogue vẫn tồn tại song song với quảng cáo online chứ ko mất hẳn.

Tờ rơi hay brochure đã được cá nhân hóa. Đây là thị phần lớn trong lĩnh vực in ấn. Phần lớn đã được in theo kiểu nội dung biến đổi để gửi đến từng hộ gia đình. Tờ rơi không còn đơn thuần là tờ giấy ghi thông tin mà còn mang tính chất quảng cáo sản phẩm. Những quyển hướng dẫn sử
dụng dần dần đã được thay thế bằng các dữ liệu số.

Doanh thu kiếm được là do tièn từ việc in kiếm được hay do dịch vụ đi kèm? In kỹ thuật số không hẳn chỉ kiếm được tiền từ công việc in mà còn có các dịch vụ kèm theo, gọi là dịch vụ giá trị gia tăng. Nhìn chung lại, ngành in kỹ thuật số đang dần dần lấy thi phần của các ngành in khác. Tuy nhiên in kỹ thuật số vẫn còn 1 số giới hạn so với in truyền thống như hiệu quả in dữ liệu không đổi với số lượng lớn, giới hạn kích thước tờ in... Chính vì vậy, trong giai đọan chuyển giao này thành công nhất vẫn là sự kết hơp giữa in kỹ thuật số và các công nghệ in truyền thống.

Hoạt động của ngành công nghiệp in ấn Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định trong kháng chiến chống thực dân Pháp

Trong kháng chiến, ngành in được giao nhiệm vụ rất quan trọng là phải in ấn nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời sách báo, tài liệu tuyên truyền, huấn luyện phục vụ đắc lực cho mặt trận tư tưởng, văn hóa. Dù hoạt động công khai hay bí mật, ngành in kháng chiến luôn luôn bị kẻ thù tìm mọi cách phá hoại, tiêu diệt.

Dưới đây, chỉ xin nêu sơ lược một số hoạt động của ngành in trên địa bàn kháng chiến Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định.

Trong hoàn cảnh kháng chiến, các cơ quan tuyên huấn, thông tin, báo chí, xuất bản.. thường tổ chức nhà in riêng hoặc gắn bó chặt chẽ về mặt tổ chức hoạt động với nhà in.

1. Nhà in báo "Cảm tử"

Nửa tháng sau khi Sài Gòn chính thức nổ súng kháng chiến, ngày 9.10.1945, tờ báo Công đoàn, cơ quan của Tổng công đoàn Nam Bộ ra đời. Báo do đồng chí Nguyễn Lưu làm chủ nhiệm, các đồng chí Nguyễn Văn Đắc, thợ in Portail và Lê Đình Thụ (Vũ Hồng) lo việc in báo. Nhà in đặt tại bìa rừng cao su Thủ Đức, Báo in mỗi kỳ 5000 tờ, 3 ngày ra một kỳ, được chở từ Thủ Đức vào Sài Gòn, Gia Định qua đường Gò Vấp bằng xe của hãng Trịnh Hưng Ngẫu, phân phát cho cả nội thành và ngoại ô.

Sau khi ra được 5 số, tờ báo đổi tên là Cảm tử và chuyển nơi in về An Phú Đông (nay thuộc quận 12) do đồng chí Lý Chính Thắng làm chủ nhiệm. Tin tức kháng chiến đối với nhân dân lúc đó rất cần htiết và quý báu nên dù giá báo ghi là 5 hào nhưng có bạn đọc trả 5 đồng, có người tặng luôn 20 đồng. Báo được phát hành bí mật vào nội thành, nhiều khi kẹp vào bên trong tờ Phục Hưng-một tờ báo phản động lúc đó để che mắt địch. Nhiều chiến sĩ phát hành báo bị địch bắt, bắn giết, tra tấn đến tàn phế và tù đày.

Tháng 12.1945, nhà in bị địch tấn công đập phá chỉ còn hơn 30 kg chữ giấu ở vườn mía. Các đồng chí Lê Sĩ, Trần Độ, Xường, Lê Văn .v.v.. sửa lại máy, dời chỗ và mấy hôm sau lại tiếp tục in 4000 tờ/kỳ như cũ. Giặc Pháp tiếp tục càn quét, có ngày 2-3 lần và treo giải thưởng 50.000 đồng Đông Dương cho bọn lính và tay sai nếu tìm được tòa soạn và nhà in.

Có lần dời không kịp, nhà in bị địch phát hiện, đập phá tan tành, đốt cả nhà và máy, rồi chúng tuyên bố đã quét sạch báo Việt Minh. Nhưng chỉ ít ngày sau, với mấy chục kg chữ còn giấu được, anh em lại tiếp tục in báo bằng cách đơn giản: sắp chữ, đóng khuôn rồi dùng bàn chải vỗ in lên giấy không cần máy, mỗi kỳ ra được 2000 tờ. Báo Cảm tử vẫn tiếp tục ra mắt bạn đọc, gửi cả cho các bộ trưởng thứ trưởng bù nhìn nữa.

Ngày 30.9.1946, đồng chí Lý Chính Thắng bị thương nặng và bị bắt trong một trận càn quét của địch rồi mất tại nhà thương Chợ Rẫy. Đồng chí Nguyễn Lưu lại dời địa điểm làm báo về ấp 10, xã Vĩnh Lộc (Tân Bình) cách nơi đóng quân của địch ở Bà Hom khoảng 1 km. Đồng chí Phạm Văn Tời (Mười Tời) đã cải tiến cách in, thay vỗ bàn chải bằng lăn rulô trên giấy và khuôn chữ, làm cho báo đẹp hơn nhưng chữ mau mòn hơn. Đồng chí Lê Văn Tước, thợ máy, được giao nhiệm vụ lập cơ sở đúc chữ lấy tên là Nguyễn Văn Tư, đặt ở kinh Bà Vụ (rừng tràm, Vườn Thơm-Lý Văn Mạnh). Có chữ mới, báo in càng đẹp. Chữ đúc còn cung cấp cho một số cơ quan ấn loát khác.

Tuy bị khủng bố nhiều lần nhưng nhà in vẫn tồn tại, về sau vẫn in typô bằng cách lăn trục máy in thử (presse à épreuve). Đến những năm 50, báo ghi là Nội san của Liên hiệp Công đoàn Gia Định, ra 8 trang, khổ 25 x 32 cm, do đồng chí Văn Chiêu làm chủ bút kiêm chủ nhiệm.

2. Nhà in báo Chống xâm lăng

Báo Chống xâm lăng do Thành ủy Sài Gòn-Chợ Lớn xuất bản. Tờ báo và nhà in do đồng chí Trịnh Đình Trọng phụ trách. Báo in bằng giấy sáp lúc đầu đóng ở quận 8, sau dời về Láng Le. Nhà in chỉ có 6 người: 2 viết giấy sáp, 2 in và 2 liên lạc. Số đầu tiên ra ngày 1.1.1946 gồm bài của các đồng chí Trịnh Đình Trọng, Nguyễn Mạnh Hoan, Liễu Châun Bạch Đằng. Sau khi đồng chí Trọng được điều về Sở Thông tin Nam Bộ, đồng chí Nguyễn Văn Định (Bảy Định) được cử phụ trách, nhà in dời vô Láng Le.

Năm 1946, Thành ủy giao cho đồng chí Cao Hồng Quý chạy lo lập nhà in typô. Nhờ đồng chí có giấy tờ hợp pháp nên lo mua được máy in, chữ chì, giấy mực đưa về căn cứ và số báo Chống xâm lăng in chữ chì đầu tiên là số kỷ niệm 2 năm Cách mạng Tháng Tám (19.8.1947) bìa in 2 màu vẽ một chiến sĩ ôm súng xung phong. Trong ban biên tập số báo này có các đồng chí Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh), Bảy Định.. Nhà in báo Chống xăm lăng còn in tờ Bạn Gái cho Hội Phụ nữ Thành phố và một vài tờ báo khác nữa.

Năm 1949, Pháp càn quét lớn vào khu vực đóng nhà in ở Láng Le nên Thành ủy chủ trương chuyển địa điểm về nội thành. Đồng chí Quý phụ trách bố trí nhà in ở Cây Mai-Chợ Lớn chuyên in tài liệu của Đảng, đến đầu năm 1950 thì bị lộ. Đồng chí Quý chạy thoát rồi lại bị địch bắt khi khẩn trương lo lập nhà in mới.

Một cơ sở in khác của Thành ủy do các đồng chí Xuân, Lăng phụ trách lúc đầu trở về Sài Gòn vẫn in bằng giấy sáp tờ báo Liên Việt, sau đổi là Tổ quốc trên hết do đồng chí Nguyễn Thọ Chân phụ trách. Nhờ sự giúp đỡ của mấy anh em bồi bếp cho quan năm Pháp nên bộ phận in đặt tại một gác lửng trên ga-ra ô tô trong biệt thự của viên sĩ quan này ở đường Testard (nay là Võ Văn Tần). Sáng sớm, thợ in ta đến leo lên gác làm việc đến tối mịt mới về. Cơm nước do anh em bồi bếp giúp đỡ. Về sau, bộ phận in này trang bị bằng chữ chì đặt tại một nhà ở Vườn Lai. Ban biên tập báo gồm các đồng chí Bảy Định và Nam Quốc Cang. Báo in đẹp, ra 4 trang. Sau khi in được 10 số Tổ quốc trên hết và 4 số Pour la Paix (của Đảng Xã hội) thì bị địch bắt. Do khi đào hầm đem đất đi đổ bị lộ nên một người ở nhà đối diện biết, khi bị bắt khai ra và địch khủng bố.

3. Nhà in báo Tiến lên

Thuộc Ty thông tin Sài Gòn-Chợ Lớn đầu kháng chiến (họa sĩ Hồ Văn Lái làm trưởng ty) do các đồng chí Hồng Diệu, Văn Lang phụ trách, đóng tại rừng tràm Hội đồng (Sầm Tân Bửu) in tờ Tiến lên.

4. Nhà in của Ban Tuyên truyền nội thành Sài Gòn

Cuối năm 1945, đồng chí Huỳnh Tấn Phát trong Ban Tuyên truyền nội thành được giao nhiệm vụ mua lại nhà in của giáo sư Nguyễn Duy Cần rồi cho tháo dỡ chở ra một ngôi chùa ở vùng Tân Hóa (Cầu Tre-Phú Lâm), còn máy pê-đan thì chuyển cho nhà in báo Kèn gọi lính ở Chợ Đệm cho đồng chí Trần Bửu Kiếm phụ trách (cơ sở này đã in báo Tiền Phong trước Cách mạng Tháng Tám).

Sau Hiệp định sơ bộ 6.3.1946, nhà in lại trở về nội thành, ở đường Lagrandière (nay là Lý Tự Trọng), sau đó chuyển về đường Boudonnet (nay là Lê Lai) để in truyền đơn bằng chữ chì. Tháng 5.1946, do chủ nhà mua đồ đạc của lính Pháp, bị chúng xét nhà phát hiện ta đang in cờ đỏ sao vàng và nhiều tài liệu khác. Thế là chúng bắt hết nhóm này trong đó có đồng chí Huỳnh Tấn Phát.

5. Nhà in của tỉnh Gia Định

Nhà in do đồng chí Lữ Văn Tám (Tám Gân) phụ trách thuộc Quận bộ Việt Minh Gò Vấp. Đồng chí Tám Gân là thợ sắp chữ, từng làm việc ở các nhà in báo Opinion, La Presse, Le soir d'Asie, Dân báo, Tín Đức thư xã. Đồng chí đã tạo lập được cơ sở in typô với một số chữ chì có sẵn của Quận bộ Việt Minh. Nhà in này về sau trở thành nhà in của Mặt trận Việt Minh tỉnh Gia Định. Năm 1952, đã in tờ báo Cứu Quốc của tỉnh cho đến Hiệp định Genève 1954. Sau đó, các phương tiện in được cất giấu còn cán bộ công nhân viên thì đi tập kết, một số chuyển về địa phương sống hợp pháp trong đó có đồng chí Tám Gân.

6. Nhà in Lê Hồng Phong

Nhà in của Tỉnh bộ Việt Minh Gia Định, lúc đầu đóng ở xã Tân Mỹ (nay là Bình Mỹ-Củ Chi) do đồng chí Quân, thợ sắp chữ của nhà in báo Điện tín Sài Gòn cùng 2 thanh niên mới vào nghề lo việc in ấn. Giữa năm 1947, nhà in này sáp nhập với nhà in của quận Gò Vấp do đồng chí Tám Gân phụ trách, lấy tên là nhà in Lê Hồng Phong, in báo Toàn dân kháng chiến, cơ quan của Liên Việt tỉnh Gia Định. Báo ra 4 trang, mỗi tháng 3 kỳ, khổ nhỏ.

Mùa mưa 1947, sau khi báo ra được 4 số thì nước sông lên cao ngập vào nhà in, phải dời lên An Nhơn Tây-Hóc Môn. Dù có khó khăn, nhà in vẫn in xong số báo đặt biệt 8 trang kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ (19.5.1947). Sau đó, nhà in lại dời đến xóm Trại gần Ban Quân Giới của Trung đoàn 312 và tiếp tục hoạt động.

7. Nhà in Hà Huy Tập

Cuối năm 1948, Mặt trận Liên Việt tỉnh Gia Định xây dựng thêm một nhà in nữa để in sách được đặt tên là nhà in Hà Huy Tập. Nhà in gồm 13 người trong đó có 4 đảng viên và 2 đoàn viên, do đồng chí Tám Gân kiêm phụ trách. Ban Tuyên truyền Hóc Môn cung cấp cho nhà in một số chữ chì để typô. Hai cuốn sách đẹp được in thời gian đầu là Nước Nga sau Cách mạng và Sửa đổi lề lối làm việc của X.Y.Z, (bút danh của Bác Hồ) được Mặt trận Tỉnh khen.

Năm 1951, khi nhà in đặt ở Xóm Trại thì giặc đến đóng bốt ở xã An Nhơn Tây (Hóc Môn) cách nhà in 2 km nên phải dời sang xã Thanh Tuyền (Bến Cát-Thủ Dầu Một), cuối cùng chuyển về vùng núi Bà Đen. ở đây, nhà in phải vừa in ấn sách báo tài liệu, vừa làm nương rẫy tự tục lương thực và vượt khó khăn do cơn bão lụt tàn phá năm 1952 cho đến Hiệp định Genève 1954.

Trên mặt trận đấu tranh công khai ở nội thành Sài Gòn, các tiểu ban lãnh đạo chuyên trách của Ban Tuyên huấn Thành ủy như: báo chí, văn hóa, văn nghệ v.v.. đều có những cơ sở in bí mật bằng phương pháp thủ công: in xu-xoa (in thạch), in litô, in giấy sáp hoặc lợi dụng khả năng công khai hợp pháp để in typô. Các đồng chí Huỳnh Tấn Phát, Vũ Tùng, Mai Văn Bộ, Nguyễn Văn Hiếu .v.v.. trực tiếp chỉ đạo các mặt hoạt động công khai và chăm sóc các bộ phận in ấn.

Cuộc đấu tranh của các nhà in nổ ra vào ngày 23.8.1946, khi báo Justice (Công lý) cơ quan ngôn luận của Chi bộ Nam Kỳ của Đảng Xã hội Pháp (SFIO) lên tiếng kêu gọi thầy thợ lập nghiệp đoàn để có sức mạnh đoàn kết đấu tranh. Báo còn đăng tin tức của Đài Tiếng nói Việt Nam làm cho kẻ địch tức giận nên đã cho lưu manh đến đập phá nhà in Bảo tồn-nơi in báo. Về sau, nhà báo phải mua máy lập nhà in riêng. Tiếp đó, ngày 27.12.1946, các nhà in riêng của các báo Nam Kỳ, Trung lập, nhà in SAPI đều bị chính quyền bù nhìn lục soát mà không nói rõ lý do. Lúc đó, địch còn ra lệnh đình bản 12 tờ báo ở Sài Gòn, làm cho hơn tám chục nhân viên báo và hơn một trăm công nhân in phải đi lang thang kiếm việc.

Tháng 4.1947, sau khi đoàn xe của chính phủ Lê Văn Hoạch bị phục kích ở Giồng Dứa, chính quyền bù nhìn đóng cửa 17 tờ báo đấu tranh cho thống nhất nước nhà với lý do có đăng tin kháng chiến. Tháng 11.1947, chúng lại ra lệnh cấm 13 tờ báo nữa vì đã".. thi hành mạng lịnh của ủy ban tuyên truyền của Cộng sản..". Báo chí bị đình bản cũng là tai họa cho công nhân in. Do đó cuộc đấu tranh trên mặt trận văn hóa đã tập hợp được lực lượng của giới báo chí, xuất bản và công nhân in đòi phải có giấy, đấu tranh để tiếp tục ra báo.v.v..

Công nhân in Sài Gòn đã tham gia kháng chiến bằng nhiều hoạt động khác như: tổ chức in truyền đơn trên các tờ giấy bạc 5 cắc (5 hào) đem rải trên đường, đồng bào lượm công khai mà không sợ địch làm khó dễ; tổ chức in bí mật một số tập thơ kháng chiến như tập Lửa binh của Xuân Miễn sáng tác ở An Phú Đông trong đó có bài An Phú Đông nổi tiếng lưu hành bí mật chuyển vào khu căn cứ cho đồng nghiệp in báo kháng chiến rồi nhận báo về phân phát tận cơ sở..

Công nhân in đã hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh công khai đòi dân sinh dân chủ, các ngày lễ quốc tế lao động 1.5, đặc biệt là lễ tang trọng thể nhà báo Nam Quốc Cang bị địch sát hại ngày 6.5.1950. Hầu hết công nhân nhà in nội thành đã cùng hàng vạn đồng bào biến đám tang thành một cuộc biểu dương ý chí căm thù quân cướp nước và bán nước, thương tiếc vô hạn một ký giả đã dũng cảm dùng ngòi bút của mình để đấu tranh cho lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.

Có thể nói trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, ngành in Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định dù hoạt động công khai hay bí mật, ở khu căn cứ hay nội thành đã góp phần xứng đáng vào thành quả của cuộc kháng chiến trên mặt trận văn hóa, tư tưởng.

Sơ lược về ngành công nghiệp in ấn Sài Gòn từ khi Pháp xâm chiếm đến cách mạng Tháng Tám năm 1945

Ở nước ta, nghề in bản gỗ khắc ra đời ở kinh thành Thăng Long từ thời nhà Lý cách nay hơn 800 năm, gắn với tên tuổi của nhà sư Tín Học theo nghề truyền thống của gia đình. ấn phẩm hồi đó là sách Kinh Phật lưu hành trong các chùa chiền. Đến thế kỷ XV, dưới triều Lê sơ, Thị lang bộ Lễ kiêm Bí thư giám học sinh Lương Như Học, từng hai lần đi sứ sang Trung Quốc đã nghiên cứu thêm kỹ thuật in khắc gỗ về dạy nghề cho dân làng quê ông (Hồng Liễu và Liễu Tràng-Gia Lộc, Hải Dương), từ đó ông được tôn thờ làm tổ sư nghề in. Ngày nay, một con đường thuộc quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh được mang tên Lương Như Học.

Giữa thế kỷ XIX, khi Pháp xâm chiếm Sài Gòn và du nhập kỹ thuật in ty pô, nghề in bản gỗ khắc vẫn tiếp tục được sử dụng vì bấy giờ chữ quốc ngữ la tinh chưa phổ biến rộng rãi. Một trong những địa điểm in khắc gỗ ở Sài Gòn lúc đó là Xóm Dầu (Phụng Du phường). Hiện còn lưu lại cuốn Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu in chữ Nôm năm 1865 tại Sài Gòn. Đây là một trong số ít cuốn sách hiếm in khắc gỗ cuối cùng ở Nam Bộ.

Xưa kia, nhân dân tá hiếu học chữ thánh hiền nên quí trọng những người thợ in có công sao chép, phổ biến kiến thức. Bản thân người thợ in khắc gỗ, vốn yêu mến văn chường, chữ nghĩa, trọng đức khinh tài, đã coi nghề của mình là việc nghĩa không hám lợi danh, thao tác rất cẩn trọng, ít khi để sai sót trong ấn phẩm.

Nghề in chữ đúc (typô) đầu tiên du nhập vào Việt Nam năm 1861 tại Sài Gòn sau đội quân xâm lược của đô đốc Pháp Bonard. Xưởng in này đưa từ Paris sang, gồm máy, chữ, mực, giấy và 4 công nhân Pháp. ấn phẩm đầu tiên là Bulletin officiel de l'Expédition de Cochinchine, 1861. (Công báo của quân viễn chinh Pháp ở Nam Kỳ). Xưởng này cũng in công văn, giấy tờ quản lý, sách mỏng.v...v.. phục vụ chính sách xâm lược của chúng.

Tiếp đó, các nhà in của chính quyền thực dân và tư bản Pháp lần lượt ra đời như: Imprimerie Impériale, Imprimerie du gouvernement, Imprimerie Guillaud et Martinon, Imprimerie Rey et Curiol.v.v.. Bên đạo Thiên chúa có nhà in xưa n hất l à Imprimerie de la Mission (Nhà in Nhà chung) hoạt động từ 1865 đến 1943. Tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ được in tại Sài Gòn năm 1865 là Gia Định Báo, mỗi tháng ra 1-2 số. Những năm cuối thế kỷ XIX, nhiều sách dịch từ Hán-Nôm, Pháp văn ra quốc ngữ hoặc sáng tác bằng quốc ngữ được in ở Sài Gòn. Có thể kể một số cuốn như: Đại Nam quốc sử diễn ca (1875), Đại học Trung Dung (1881), Lục Vân Tiên truyện (1889), Kim Vân Kiều truyện (1889)k, Truyện Phan-Sa diễn ra quốc ngữ (Fables de la Fontaine ) (1886), các sách của Trương Vĩnh Ký: Chuyện đời xưa (1866), Truyện Khôi hài (1882), Gia huấn ca (1883).., của Huỳnh Tịnh Của: Phép toán (Arithmétique) (1867), Gia Lễ (1886), Đai Nam quấc âm tự vị (1895-1896), Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn (1896) v.v..

Những thập niên đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ phổ biến mạnh hơn trước, công việc dịch thuật, sáng tác văn học nhiều thể loại rất phong phú đã kích thích mở rộng thị trường sách báo quốc ngữ, đòi hỏi một sự phát triển đột biến của ngành in, nhất là sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Cùng với tư bản Pháp, nhiều nhà tư sản Việt, Hoa ở Sài Gòn đã sớm chen chân kinh doanh trên lĩnh vực này như: Phát Toán (1909) J.Việt (1917), J. Nguyễn Văn Viết et fils (1922), á Đông-Chợ Lớn (1923), Quan Đồng Âm-Chợ Lớn (1923), Nguyễn Văn Của (1923), Xưa nay (1926), Bảo tồn (1927) v.v..

Nếu trong hai thập niên đầu thế kỷ chỉ có khoảng 20 nhà in đăng ký hành nghề thì hai thập niên kế đó (1920-1940), con số này tăng gấp 4 lần, lên tới gần 80 cơ sở, tuy rằng nhiều nhà in chỉ sống một vài năm rồi đóng cửa hoặc sáp nhập vào các cơ sở khác. Theo tư liệu lưu trữ, đầu năm 1937, toàn Đông Dương có 88 nhà in đang hoạt động in được sách báo. Riêng Sài Gòn đã có 28 nhà in đó, có tới 18 cơ sở mang tên Việt, Hoa (chiếm trên 60%), tuy năng lực và kỹ thuật in kém nhiều so với các nhà in của tư bản ngoại quốc.

Vì là kỹ thuật in mới du nhập nên lúc đầu, công nhân Pháp phải sang thao tác về sau họ tuyển mộ và đào tạo công nhân người bản xứ vì mức lương rẻ mạt so với công nhân chính quốc.

Ra đời thuộc loại sớm của công nhân Việt Nam, do yêu cầu nghề nghiệp, công nhân ngành in có một số đặc điểm riêng như: phải biết 3 thứ chữ: quốcngữ, Pháp ngữ và có vốn Hán-Nôm, tiếp xúc thường xuyên với sách vở, với giới cầm bút nên có trình độ hiểu biết nhất định, có tư thế chững chạc của những người có "chữ nghĩa". Anh em thợ sắp chữ gọi nghề in bị bạc đãi là "nghề nhặt cứt chuột" dù rằng nhìn bề ngoài ăn mặc giống thầy thông, thầy phán:

"Trông xa tưởng là những ông phán,
Đến gần: ra một toán thợ in!.."

Dưới ách thống trị của thực dân, lại bị tư sản áp bức bóc lột nặng nề, công nhân in Sài Gòn đã sớm giác ngộ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, tích cực tham gia phong trào cách mạng từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo. Chỉ xin ghi lại một số cuộc đấu tranh tiêu biểu:

Ngày 21.10.1930, công nhận nhà in Joseph Nguyễn Văn Viết đình công. Các báo Đuốc nhà Nam ở Sài Gòn và Đông Pháp ở Hà Nội đều đăng tin và bình luận. Lý do: một thợ máy bị chủ cúp lương 1 piastre (đồng bạc Đông Dương) vì tội đánh và bôi mực lên mặt con khỉ hung tợn của chủ nuôi để gác cửa sau nhà in. Thợ đồng lòng đình công cả chục ngày đòi chủ phải trả lại tiền cúp phạt và trả cả lương cho những ngày thợ đình công.

Những tháng cuối năm 1932, công nhân nhà in Moderne do Testelin làm chủ đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi. Vì nhà in này in báo Công luận-Opinion nên được báo đưa tin và biểu đồng tình. Trong bức thư ngỏ của công nhân nhà in đăng trên báo Công luận ngày 21.10.1932 đã nêu rõ những thủ đoạn của chủ Testelin. Từ tháng 5.1931, viện lý do khủng hoảng kinh tế nên chủ bớt mỗi ngày 1 giờ công (tức là làm 7giờ/ngày) song lương thì chỉ cho mượn lúc 5 cắc, lúc đôi ba đồng, không thanh toán lương nhiều tháng liền. Cuối năm 1931, chủ lại quy định chỉ trả lương cho công nhân bằng 20% số tiền lời của chủ hàng tháng, tính ra chỉ bằng một nửa mức lương trước. Đã vậy tình trạng nợ lương cứ kéo dài, rồi lại hạ tỉ lệ xuống còn 15%, chưa kể việc gian lận trong việc công bố số tiền lời của chủ để cắt bớt lương nữa của công dân khi đình công là đòi chủ trả đủ 20% theo quy định, trả các tháng nợ lương, còn không thì nghỉ việc hết. Cuộc đấu tranh đó đã giành được thắng lợi, gây được tiếng vang trong công dân thành phố.

Tháng 6.1933, 21 công nhân nhà in Aspar đình công chống chủ đã bắt phạt công nhân hết sức vô lý. Theo các báo ra ngày 9.6.1933 thì khi chủ giao hàng bị thiếu 5 cuốn vé xe hơi, lại bắt phạt công nhân 100 đồng bạc. Thợ rủ nhau bỏ việc và đưa ra tòa kiện lại chủ. Sau đó chủ yêu cầu trừ lương mỗi người 5 đồng nhưng thợ không chịu, thà đi kéo xe kiếm ăn còn hơn chịu ức hiếp.

Cuối tháng 9.1933 thợ nhà in C.Ardin đình công chống chủ giảm lương. Báo chí Sài Gòn ra ngày 30.9.1933 cho biết: trước đó chủ đã bớt 40% lương, sau đó bớt thêm 15%, nay lại bớt 10% nữa. thợ không thể sống nổi nên mới đìnhcông. Chủ đối phó bằng cách niêm yết tuyển thợ mới nhưng không ai vô làm, cuối cùng chủ phải nhượng bộ.

Trong thời kỳ Đảng lãnh đạo đấu tranh công khai ở Sài Gòn, công nhân nhà in đã tích cực còn cử người hoạt động trong các tổ chức của giới lao động.

Tháng 4.1933, trong "Sổ lao động" do đồng chí Nguyễn Văn Tạo đứng đầu, ra tranh cử Hội đồng Thành phố Sài Gòn, có một đại biểu công ngành in là Nguyễn Xuân Vinh. "Sổ lao động" này đã trúng cử với số phiếu rất cao so với 2 sổ khác của phái Lập Hiến và phe ủng hộ thực dân.

Năm 1936, nhân thắng lợi của Mặt trận Bình Dân Pháp, các "ủy ban hành động" của phong trào Đông Dương Đại hội được tổ chức khắp nơi. Thống đốc Nam Kỳ cho phép các nhà in lập hội tương tế mang tên "Association mutuelle des employés in digènes des imprimeries de Cochinchine" (Nam Kỳ ấn công tương tế hội). Nhưng Ban trị sự hội này gồm những cai, sếp thân cận với chủ nên không có ảnh hưởng tích cực thúc đẩy phong trào công nhân in Sài Gòn. Vì vậy, một "ủy ban hành động thợ nhà in" ra đời đăng hiệu triệu trên báo chí Sài Gòn ngày 27.8.1936 kêu gọi sự đồng tâm hiệp lực để tham gia các chương trình hành động đòi các quyền tự do dân chủ. ủy ban này đóng trụ sở ở nhà số 25, đường Verdun (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám), gồm 7 người: Trần Văn Nhựt, Võ Văn Trọng, Phùng Thanh Vân, Hồ Văn Diệm, Võ Đảo Tiên, Hồ Tấn Huê và Lê Văn Nhan. Anh chị em các nhà in đã hoạt động rất tích cực trong việc in ấn các sách báo, truyền đơn cổ động cho Đông Dương Đại hội.

Cuối năm 1936, để tiến hành đợt đấu tranh nhân dịp đón Justin Godard (Thượng nghị sĩ Pháp) và Toàn quyền Đông Dương J.Brévié đến Sài Gòn, cần phải in rất nhiều bản kiến nghị và truyền đơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các ủy ban hành động vận động công nhân và cả chủ nhà in tham gia in ấn tài liệu. Nhiều chủ nhà in đã in thuê truyền đơn cho các ủy ban hành động và bị bọn mật thám mời lên bót Catinat tra hỏi và đe dọa. Như trường hợp ông Khương Kim Nhuận, chủ nhà in Cao Bình nhận với đồng chí Nguyễn Văn Trấn, in 40.000 truyền đơn 8 trang để phục vụ đấu tranh tháng 1.1937. In xong, ông cho xe traction chở truyền đơn về Chợ Đệm bàn giao an toàn. Sau đó bót Catinat mời ông Nhuận lên tra hỏi. Nhờ đã chuẩn bị đối phó trước bằng cách ghi giá in gấp đôi bình thường trong phắc-tuya (hóa đơn) nên ông Nhuận trả lời: Không làm chính trị mà vì giá mắc gấp đôi, lại thu tiền trước nên in để kiếm lời.

Trong đấu tranh công khai, Ban công đoàn của Thành ủy Sài Gòn chủ trương vận động tổ chức các nghiệp đoàn. Tháng 6.1937, ủy ban sáng xuất nghiệp đoàn được thành lập ở Sài Gòn, đặt trụ sở tại nhà số 36, đường Alsace Lorraine (nay là Phó Đức Chính). ủy ban đã tổ chức in nhiều truyền đơn bằng giấy màu và nhờ các báo đăng lời hiệu triệu tập hợp công nhân đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình. Trong ủy ban gồm 15 người, có một đại biểu ngành in là đồng chí Nguyễn Văn Gia, công nhân sắp chữ ở nhà in Portail. Đồng chí đã tích cực hoạt động tổ chức các hội ái hữu ngành in của Sài Gòn và tham gia các cuộc đấu tranh nghiệp đoàn của Thành phố.

Cùng với việc tận dụng các nhà in hợp pháp để in ấn sách báo công khai, các tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng cũng như sau khi Đảng ra đời đã lập các cơ sở in bí mật, tùy điều kiện mà sử dụng mọi phương pháp in từ thô sơ đến tiên tiến để in tài liệu bí mật nội bộ.

Tin tức báo chi công khai ở Sài Gòn cho biết từ 1926 đến 1928, bọn mật thám đã phát hiện nhiều tờ báo-in bí mật như Công, Nông, Binh, báo Bônsơvích.v.v.. Cuối năm 1928, mật thám Sài Gòn đã lục soát bắt được một tổ chức in ấn của Tân Việt cách mạng đảng ở đường Barbier (nay là Thạch Thị Thanh). Địch đã bắt các đồng chí Nguyễn Duy Trinh và Đào Xuân Mai, tịch thu tất cả phương tiện in và tài liệu ấn phẩm.

Tại Viện Bảo tàng cách mạng Việt Nam hiện nay có lưu trữ hai bản gốc in "Luân cương chính trị" năm 1930 của Đảng Cộng Sản Đông Dương trong đó có một bản gốc do Liên Xô chụp, in bằng "xu xoa" (thạch), chữ tím, năm 1930. Bản này có thể là in tại cơ quan in bí mật ở Sài Gòn vì lúc đó Trung ương Đảng đóng tại Sài Gòn.

"In xu xoa" (thạch) bằng cách nấu rau câu đổ ra khay cho nguội đông lại, tạo mặt phẳng bằng một tấm kiếng. Tài liệu được viết bằng mực tím đặt trên giấy xong đặt lên mặt thạch cho ngấm chữ xuống đó rồi gỡ giấy đi, ta có một khuôn in để đặt giấy in xuống vuốt cho thấm chữ.

"In giấy sáp" (in stencil) thì phải dùng bút sắt mũi nhọn viết trên tờ giấy sáp cho thủng theo chữ viết rồi đặt lên mặt bàn lăn, để giấy trắng dưới giấy sáp rồi lăn mực mặt trên cho thấm chữ xuống giấy in. Đây là cách in stencil đơn giản nhất, có thể in hàng trăm bản.

Các báo Cờ Đỏ, Cờ Vô Sản, tạp chí Cộng Sản và Cộng sản tùng thơ .v.v.. thời ấy được in bằng những cách thủ công đó.

Vào năm 1935, Đảng Cộng sản Pháp có gửi cho Xứ ủy Nam Kỳ một máy in quay tại loại nhỏ, tên là Rotative Gestner, cũng dùng giấy sáp, mỗi vòng quay được một trang. Nhược điểm của máy là hơi to, khó di chuyển và khi quay thì kêu lạch cạch, khó giữ bí mật.

Đến năm 1944, Xứ ủy có một bộ phận in typô, sắp cữ, máy đạp: Phương tiện in và thợ được đưa từ nhà in Nguyễn Phú Hữu-Sài Gòn chuyển ra đặt bí mật ở quận Thủ Thừa (nay thuộc Long An) để in báo Tiền Phong.

Bộ phận Việt Minh (thường gọi là Việt Minh cũ của các đồng chí Trần Văn Trà, Hoàng Dư Khương đặt nhà in bí mật ở Đakao, in báo Giải phóng)

Sau đảo chính của Nhật (9.3.1945), đồng chí Trần Văn Giàu đã chuyển cho nhóm sinh viên Huỳnh Văn Tiểng cái máy in bằng giấy sáp quay tay nói trên để in hàng ngàn Bản tin Việt Minh phát hành bí mật ở Sài Gòn, đưa tin chiến thắng phát xít Đức của Liên Xô và Đồng Minh. Máy in được đặt dưới hầm bí mật tại nhà của một nhân sĩ yêu nước là ông Trần Văn Nguyên, số 90 đường Richaud (nay là Nguyễn Đình Chiểu).

Các cơ sở cách mạng hoạt động tốt trong các nhà in Portail, Ardin, Nguyễn Văn Của, Nguyễn Phú Hữu, Nhành Mai, Bảo tồn, SAPI, Thạch Mậu.v..v..Khi phong trào Thanh niên Tiền phong ra đời, tờ Tiến đặt nhà in và tòa soạn báo ở 14 Charner (naylà Nguyễn Huệ). Sau tổng khởi nghĩa Tháng tám 1945, một số cơ sở in mới được cấp tốc xây dựng cùng với các cơ sở cũ đã tích cực in sách báo, tài liệu phục vụ việc xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng.

Khi Nam Bộ kháng chiến (23.9.1945), nhiều nhà in ở Sài Gòn được di chuyển về các tỉnh để tiếp tục nhiệm vụ chống thực dân Pháp xâm lược.